Sự kết hợp hoàn hảo của hương vị bên trong rượu vang

Rượu vang là một loại thức uống có cồn được lên men từ nho và một số loại hoa quả khác. Sự cân bằng hóa học tự nhiên cho phép nho lên men không cần đường, enzym, nước hoặc các chất dinh dưỡng khác. Hương vị của loại rượu được yêu thích nhất trên thế giới được tạo nên từ sự kết hợp hoàn hảo không thể trộn lẫn giữa ba vị ngọt, chua, đắng – được tạo nên từ thành phần hóa học bên trong nho và một số hương liệu khác.

Trong rượu vang có ba vị cơ bản là ngọt, đắng và chua. Ba vị này được tạo nên từ từ một số thành phần chính có trong nho : tanin tạo ra vị đắng, đường tự nhiên làm ra vị ngọt và vị chua được hình thành từ axit bên trong quả nho. Một thành phần đặc biệt thứ 4 được xác định trong khi nếm rượu vang chính là nhiệt độ. Nhiệt độ đôi khi có thể thay đổi trong hương vị có trong rượu vang.

1. Độ chua
Axit là một thành phần có trong hầu hết các loại thực phẩm làm tăng thêm hương vị khi thưởng thức món ăn. Khi nếm rượu, nồng độ axit được cảm nhận bởi các phản ứng của tuyến nước bọt và kích thích sự thèm ăn. Trong rượu vang có 3 loại axit chính được tìm thấy trong một số loại thực phẩm : axit malic ( táo xanh ), axit lactic ( sữa), Axit tataric. Khi ăn các món béo, nhiều dầu mỡ, nồng độ axit trong rượu vang có thể cân bằng chất béo có trong thực phẩm, khử vị tanh.
Ngoài ra, axit còn như bộ đệm giúp rượu vang có thể bảo quản được lâu hơn. Ví dụ như rượu vang đông đá có tính axit và độ ngọt cao có thể bảo quản được tới vài chục năm.

2. Vị ngọt
Vị ngọt của rượu vang được xác định bởi lượng đường còn dư lại bên trong rượu sau quá trình lên men.
Hiện nay có hai loại rượu vang được sản xuất liên quan tới điều này là rượu vang ngọt và rượu vang không ngọt. Rượu vang ngọt được sản xuất từ những trái nho được thu hoạch muộn ( thường từ tháng 5 tới tháng 6), chỉ một phần đường của trái nho được chuyển hóa thành đường mà thôi. Trong khi đó, rượu vang không ngọt thường nhạt hơn, phụ thuộc vào niên vụ, vùng trồng nho và cũng có khi là vị giác của từng người.
Trong thức ăn, vị ngọt cân bằng gia vị và nhiệt. Nó làm giảm sức nóng và cảm giác bỏng rát có trong nhiều loại thực phẩm châu Á. Nó cũng có thể làm nổi bật vị ngọt nhẹ ở một số loại thực phẩm. Vị ngọt trong rượu vang có thể cân bằng tartness trong thực phẩm, đặc biệt là các loại thực phẩm có vị ngọt ( như các món ăn với nước sốt chua ngọt ).

3. Vị đắng
Vị đắng, chát của rượu vang được tạo nên bởi chất tanin. Tanin là một loại chất hóa học có nguồn gốc từ vỏ, hạt giống và thân cây nho, hoặc tiếp xúc với cây sồi trong thùng lão hóa. Tanin phản ứng với protein, khi kết hợp với những loại thực phẩm có nhiều protein và chất béo ( thịt đỏ hoặc phomai cứng) , các tanin sẽ liên kết với protein và đem lại hương vị nhẹ nhàng hơn. Trong một số thực phẩm vắng protein, chẳng hạn như một số món chay, tanin sẽ phản ứng với protein ở trên lưỡi và miệng, làm nổi bật vị chát và hơi khô trong vòm họng.
Chính axit, tính ngọt và đắng trong rượu vang được ứng dụng để kích thích vị giác trong khi ăn và tăng cường sức khỏe. Loại thức uống có cồn lên men tự nhiên này hoàn toàn được sử dụng như một thực phẩm có lợi cho sức khỏe tương tự như nước hoa quả.

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Nếu bạn cảm thấy bài viết hay và có giá trị, hãy like và chia sẻ để tiếp thêm động lực cho Wineplaza!

Nếu có bất cứ ý kiến gì hãy comment ở phía dưới - tác giả luôn sẵn lòng giải đáp mọi thắc mắc.

WinePlaza.vn


Bài viết mới:

- Cách kết hợp đồ ăn với rượu vang

- 7 điều người mới uống rượu vang phải biết

- Ảnh hưởng của vỏ chai tới chất luợng rượu vang