Beethoven và cái chết êm ái cùng rượu vang

Beethoven là một nhà soạn nhạc đại tài, một kẻ chống đối chế độ xã hội và ông tự phong cho mình là thần rượu vang Bacchus tạo ra những gọt rượu vang quý giá cho đời đó chính là các sản phẩm âm nhạc.

Ludwig van Beethoven

Beethoven được biết đến là một nhà soạn nhạc đại tài, một kẻ chống đối chế độ xã hội và ông tự phong cho mình là thần rượu vang Bacchus tạo ra những gọt rượu vang quý giá cho đời đó chính là các sản phẩm âm nhạc.

Trong cuộc đời của ông chưa một ngày nào là thiếu rượu và còn được gọi là con sâu rượu vang, tuy vậy nhưng Beethoven lại được mọi người dân yêu quý vì những tác phẩm ông tạo ra. Âm nhạc của Beethoven đã trở thành kinh điển, nó được sử dụng trong rất nhiều bộ phim, bạn có thể nghe thấy những bản nhạc bất hủ của ông trong bất cứ quán cafe, quán rượu,.. cổ điển nào.

Ludwig van Beethoven sinh năm 1770 tại thành phố Bonn của Đức và tình yêu nhạc của Wolfgang Amadeus Mozart đã đưa ông đến thành phố Vienna của Áo và nơi đây đã gắn liền với cuộc đời ông cho đến khi ông chết. Cuộc đời Beethoven chỉ quan tâm và yêu thích đúng 3 thứ âm nhạc, tình nhân và rượu vang.

Tượng của Ludwig van Beethoven tại thành phố Bonn của Đức

Ludwig van Beethoven ra đi vào ngày 26 tháng 3 năm 1827 ở tuổi 56 sau một thời gian dài bị bệnh xơ gan gây tràn dịch khoang bụng. Trước khi tẩn liệm một số bạn bè của ông đã lén giữ lại một vài sợi tóc của ông và không ai nghĩ sau này những sợi tóc ấy lại giúp làm sáng rõ cái chết của Beethoven.

Có rất nhiều câu chuyện được thêu dệt xung quanh cái chết của Beethoven. Tuy nhiên đến năm 2005 việc phân tích xương đã chỉ ra dấu vết không chối cãi được của việc nhiễm độc chì trong xương sườn của nhà soạn nhạc. Vậy lí do tại sao ông lại bị nhiễm độc chì mới là câu hỏi cần trả lời. Một số người cho rằng nguyên nhân ở những chai rượu vang ông đã từng uống. Do ngày xưa rượu vang rẻ tiền được lọc bằng Monoxit chì (PbO) nên việc rượu vang bị nhiễm độc chì sẵn cũng rất có khả năng.

Bên lề cái chết của beethoven còn rất nhiều câu chuyện xung quanh việc nhiễm độc chì do uống rượu vang nhiễm chì.

Theo một kiểm tra đáng kinh ngạc của nhà khoa học người Canada Jerome Nriagu vào năm 1983 thì 30 hoàng đế La Mã (từ năm 30 TCN - năm 220 sau Công nguyên) đã bị nhiễm độc chì nặng. Nguyên nhân là do vào thời đó người La Mã đun nấu nho để là Siro chủ yếu bằng các ấm làm từ đồng, các vật dụng như côc, chén, mỹ phẩm hay ống nước cũng được làm từ chì, thậm chí nước ở dòng sông Tiber có hàm lượng chì vượt mức cho phép. Kết quả nghiên cứu của nhà khoa học còn cho biết rằng chì trong thức ăn và rượu nho là nguồn nhiễm độc chì và là nguyên nhân chủ yếu khiến đế chế La Mã sụp đổ khi có quá nhiều hoàng đế chết trẻ

Tuy vậy nhưng không chỉ rượu vang là thức uống bị nhiễm chì duy nhất mà ngay cả các loại rượu mạnh được chưng cất tại Antiguan hồi thế kỷ 18. Loại rượu này được cung cấp cho các thủy thủ đoàn của Hải quân Hoàng gia Loại rượu này được cho là bị nhiễm độc chì khiến những thủy thủ đã uống rượu này bị nhiễm độc chì theo. Sau đó những thủy thủ này đã được chôn cất tại Antiguan.

Rượu vang là thức uống tuyệt vời mà thượng đế ban tặng cho loài người nhưng nó cũng là lưỡi hái tử thần nếu không được sản xuất theo quy trình và kiểm tra nghiêm ngặt. Đến nay rượu vang đã trở thành thức uống quá phổ biến trên thế giới. Để bảo vệ thức uống này thì rượu vang được kiểm soát chặt chẽ trong quy trình sản xuất và kiểm định lại về chất lượng để đảm bảo an toàn sức khỏe cho người sử dụng và trả lại vị trí xứng đáng nó được nhận trong thế giới đồ uống.

Rượu vang là thức uống tuyệt vời mà thượng đế ban tặng

--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Nếu bạn cảm thấy bài viết hay và có giá trị, hãy like và chia sẻ để tiếp thêm động lực cho Wineplaza!

Nếu có bất cứ ý kiến gì hãy comment ở phía dưới - tác giả luôn sẵn lòng giải đáp mọi thắc mắc.

WinePlaza.vn

Bài viết khác:

Thành Venice và câu chuyện giải cứu giống nho hiếm nhất Thế Giới

Người gốc Việt sở hữu hãng rượu vang Chile